Seo Website Tự Nhiên, Thủ Thuật SEO Website

Làm Sao Để Tối Ưu Hóa Quảng Cáo Hiệu Quả Hơn

Trong hoạt động quảng cáo việc đo lường và phân tích dữ liệu là một phần không thế thiếu của tiến trình tối ưu hóa nhằm đạt hiệu quả cao nhất trên chi phí đầu tư. Trước khi đi sâu vào việc phân tích đo lường hiệu quả quảng cáo từ các kênh, một số khái niệm cơ bản và rút gọn về các kênh quảng cáo hiện tại sẽ giúp các bạn đọc mới dễ nắm được vấn đề hơn.

Các kênh quảng cáo

Ngày nay các brands (thương hiệu) có rất nhiều kênh quảng cáo để xây dựng nhận thức (brand awareness) và thúc đẩy việc bán hàng (boost sales). Các kênh quảng cáo thường được chia thành 2 khái niệm là Above The Line (ATL) và Below The Line (BTL) nhằm để phân loại mục đích của các kênh quảng cáo này. “The Line” là đường nối của thông điệp đến khách hàng bằng việc phân chia Trên (Above) và Dưới (Below) giúp phân định rõ ràng hơn.


Above The Line: là các hoạt động quảng cáo nhằm xây dựng nhận thức và hình ảnh thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: TV, radio, Outdoor,… ATL cũng có thể được dùng để thúc đẩy việc bán hàng bằng các giảm giá hay ưu đãi. Tuy nhiên, ATL rất khó để đo đạc được thông số chính xác vì một phần đối tượng quảng cáo hướng đến quá rộng lớn cũng như không có các công cụ và phương thức để làm được điều này.

Below The Line: quảng cáo dạng tập trung chú trọng đến đối tượng cụ thể (one to one). BTL bao gồm nhiều hoạt động, trong đó trong mảng offline có thể kể đến: phát tờ rơi, tờ rơi được đặt tại điểm bán hàng (POSM), biểu ngữ và áp phích, phát mẫu thử, telemarketing. Trong mảng online các kênh BLT được kể đến bao gồm: email marketing, quảng cáo hiển thị trên internet, cho phép tiếp cận đên từng nhóm nhỏ khách hàng đã được xác định (target).

Sử dụng các kênh quảng cáo ATL hay BTL là hoàn toàn tùy thuộc vào định hướng, mục đích, ngành nghề, đối tượng khách hàng của brands đó. Một brand chuyên về các sản phẩm FMCG (fast moving consumer goods – hàng tiêu dùng nhanh), ví dụ như dầu gội hay kem đánh răng chẳng hạn, thì sẽ sử dụng nhiều vào các kênh quảng cáo ATL vì họ cần nắm giữ được nhận thức của người dùng về thương hiệu và sản phẩm, để trở thành lựa chọn đầu tiên khi (top of mind) khi có khách hàng có nhu cầu. Hay một chương trình khuyến mãi đặc biệt nhân ngày 8/3 của một brand chuyên về thời trang nữ thì BTL là lựa chọn tối ưu để đạt ROI cao.

Tuy nhiên ngay cả trong các ngành FMCG và các ngành nghề truyền thống trước giờ dựa hoàn toàn vào ATL, thì các kênh BLT cũng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn và được chú ý nhiều hơn. Do đó trong thời gian gần đây đã xuất hiện định nghĩa Through The Line (TTL), ý nói đến một định hướng quảng cáo mà trong đó kết hợp cả ATL và BTL nhằm: đánh trúng được nhiều người dùng có nhu cầu hơn và tối ưu hóa được chi phí quảng cáo từ từng khoản đầu tư này hơn là tham gia một cuộc chiến ATL tốn kém với các đối thủ khác. Một ví dụ của TTL là ngay khi bạn đang xem 1 game show trên truyền hình, bạn có thể download app trên thiết bị di động chơi và tương tác cùng game show ngay cùng một thời điểm.

Khó khăn trong việc đo lường các kênh quảng cáo

Dù cho là ATL, BTL hay TTL thì việc đo lường được hiệu quả và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa chi phí và hiệu quả là yêu cầu bắt buộc hiện nay. Rất nhiều brands đã thiết lập những quy trình đo lường nhằm đánh giá hiệu quả của các kênh quảng cáo. Ví dụ: một brand bên mảng dịch vụ, thông qua các công cụ đo lường và phân tích đã rút ra được rằng TVC chiếm gần 50% tổng chi phí, trong khi đó quảng cáo trên Youtube chỉ chiếm 5% tổng chi phí nhưng mang lại nhiều hơn số lượng tìm kiếm và mua hàng trên website. Hãng này cũng thấy rằng Paid Search, chỉ chiếm 10% tổng chi phí quảng cáo nhưng mang lại gần 20% tổng số lượng đặt hàng. Với các thông tin và dữ liệu quảng cáo cần thiết này, bộ phận marketing đã tối ưu hóa các chiến dịch bằng việc điều chỉnh chi phí cho các kênh và thành công khi tăng số lượng đơn hàng lên 10% mà không cần phải tốn thêm một đồng quảng cáo nào.

Tuy nhiên, trên thực tế thì mọi việc không phải lúc nào cũng đơn giản như trên ví dụ phía trên vì việc đo lường và phân tích dữ liệu thì phức tạp và khó khăn hơn rất rất nhiều chủ yếu là vì các nguyên nhân sau:

1. Quá nhiều thông tin

Hiện nay cho mỗi kênh quảng cáo, marketers sẽ có những phương pháp khác nhau để đo lường và phân tích dữ liệu quảng cáo: với Google Adwords có thể xem các thông số của Paid Search và Google Display Network; với các Local Ad Network / DSP / SSP / Ad Exchange sẽ có các hệ thống dashboard riêng để xem từng thông tin chi tiết đó; Chưa kể các third party tracking tools như MediaMind, Google DoubleClick, TradeDoubler riêng biệt để đo lường hiệu quả nếu cần hệ thống đối chứng.. Ngoài ra còn có Google Analytics để thu thập các thông số từ các nguồn traffic trên website, social monitoring tools để thu thập các thông tin từ các kênh mạng xã hội, Heat Map Tools thu thập các thông tin về hành động của người dùng trên website; Các video trên Youtube, Facebook (hoặc Vimeo, Dailymotion) cũng có các chỉ số đo lường riêng và chưa kể tới các dữ liệu từ các hoạt động như email marketing, telemarketing, SMS, CRM và các hoạt động offline khác.

Có quá ít thông tin là một vấn đề nhưng có quá nhiều thông tin cũng là vấn đề
Có quá ít thông tin là một vấn đề nhưng có quá nhiều thông tin cũng là vấn đề

Việc có nhiều dữ liệu để phân tích không phải là một điều tốt hay sao? Không hẳn. Có một sự thật là các thông tin đo lường của cùng 1 kênh quảng cáo lại có thể hoàn toàn khác nhau trên các hệ thống khác nhau. Ví dụ chỉ số của một Ad Network trên hệ thống của Ad Network đó sẽ khác với chỉ số trên Google Analytics và sẽ lại khác với chỉ số đo được trên một công cụ third party tracking. Chỉ số traffic của Facebook đo được trên Ads Manager của Facebook chắc chắn sẽ khác với chỉ số traffic đo được trên Google Analytics và social listening tools. Đấy là chỉ với traffic, cho mỗi chỉ số khác (unique visits, bounce rate, conversion, v.v…) bạn sẽ có một mớ thông số khác nhau nữa. Việc các công cụ đưa ra các con số khác nhau là bình thường và rất khó để nói rằng thông tin của công cụ nào là chính xác vì mỗi công cụ đo lường dựa trên các chuẩn mực khác nhau. Tuy nhiên điều này mang lại rất nhiều khó khăn cho marketers trong việc lựa chọn nguồn thông tin nào để tin và dùng nó là cơ sở để xác định hiệu quả của một kênh quảng cáo.

2. Sự tác động qua lại giữa các kênh

Ví dụ bạn có một website và khi xem lại thông tin về conversion của các kênh cho tháng vừa qua bạn thấy: Direct traffic có khoảng 1,000 conversion, organic traffic có khoảng 500 conversion, GDN có khoảng 300 conversion, Paid search có khoảng 700 conversion, Facebook có khoảng 800 conversion. Nếu số tiền bạn chi cho quảng cáo hiện là bằng nhau cho Facebook và Adwords thì có thể dễ dàng thấy Adwords có nhiều conversion hơn 1000 (Paid Search + GDN) so với Facebook chỉ có 800 conversion. Tháng tiếp theo bạn quyết định cắt giảm chi phí của Facebook và đặt nhiều hơn vào Adwords.

Khách hàng cần phải tiếp xúc với rất nhiều kênh trước đi họ quyết định mua hàng
Khách hàng cần phải tiếp xúc với rất nhiều kênh trước đi họ quyết định mua hàng

Tuy nhiên, quyết định này có thể là sai lầm và thay vì thấy sự gia tăng thì tháng sau bạn lại thấy sự giảm sút trong số lượng conversion. Tại sao các thông số rõ ràng như vậy lại không giúp bạn có một quyết định đúng? Có thể đó là vì bạn đã quên mang vào trong đánh giá một yếu tố quan trọng đó là mối quan hệ giữa các kênh quảng cáo. Sai lầm của marketers là thường nghĩ rằng các kênh quảng cáo hoạt động hoàn toàn độc lập trong khi đó các kênh quảng cáo dù là online hay offline, ATL hay BTL đều có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Và việc bỏ qua các tác động này có thể dẫn đến việc đánh giá không đúng mức về tầm quan trọng của các kênh quảng cáo và khiến việc tối ưu hóa và điều tiết chi phí quảng cáo không hiệu quả nữa.

3. Yếu tố con người khi phân tích dữ liệu

Việc đánh giá và phân tích dữ liệu, đưa ra quyết định về việc tối ưu hóa quảng cáo là một quy trình quan trọng và đòi hỏi sự chính xác. Chúng ta có thể thiết lập để tự động hóa hầu hết mọi quy trình từ thu thập dữ liệu cho tới so sánh và tự điều chỉnh chi phí một cách hoàn toàn tự động với các công cụ đang có. Tuy nhiên việc phân tích, rút ra kết luận và đưa ra quyết định là quan trọng do đó yếu tố con người vẫn được đòi hỏi từ phía marketers. Tương tự như việc các thuật toán của Google dù có tân tiến đến đâu thì vẫn phải có đội ngũ con người giám định lại các kết quả của nó.

Con người là yếu tố quan trọng trong mọi quy trình nhưng cũng đồng thời là một điểm cần cân nhắc
Con người là yếu tố quan trọng trong mọi quy trình nhưng cũng đồng thời là một điểm cần cân nhắc

Có điều khi đã dính dáng đến yếu tố con người thì chắc chắn sẽ có lẫn vào những vấn đề như cảm tính, định kiến và sự thiên vị, những thứ vốn sẽ làm ảnh hướng đến các quyết định và đánh giá. Hiện nay vẫn còn rất nhiều bạn dựa vào các suy nghĩ mang tính “linh cảm” và “nhất thời”, không dựa trên các con số và dữ liệu đã được chứng minh nào, để làm nền tảng khi ra quyết định. Một ví dụ cụ thể là đã không biết bao nhiêu lần tôi nghe trong các cuộc họp và các buổi thuyết trình một số các câu nói từ các bạn làm marketers, analysts như: “như chúng ta biết organic traffic thường tốt hơn traffic đến từ quảng cáo” hay “direct traffic là khi người dùng gõ trực tiếp URL website của bạn và suy ra tức là người ta đã biết về thương hiệu của bạn rồi nên mới gõ để truy cập trực tiếp”, v.v… Các câu nói này hoàn toàn cảm tính (nghĩ rằng organic traffic có chất lượng hơn) thậm chí hiểu sai bản chất của vấn đề (nghĩ direct traffic là người dùng gõ URL vào website trực tiếp). Nghĩ rằng organic traffic hay bất cứ nguồn traffic nào có chất lượng hơn nguồn nào là một suy nghĩ mang tính định kiến, nếu nguồn traffic từ AdWords của bạn không mang lại chất lượng như nguồn traffic từ organic thì có thể là bạn chưa tối ưu hóa quảng cáo ở mức tốt nhất. Direct traffic thực chất không chỉ là traffic khi người dùng gõ vào và không hẳn là ai đến từ nguồn này đều đã biết đến brand của bạn vì có rất nhiều nguồn traffic không xác định được source đều sẽ được gộp vào chung với Direct traffic trong Google Analytics.
Tóm lại những định kiến hoặc các kiến thức chưa vững vàng của marketer cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tích và đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Phân tích và tối ưu hóa quảng cáo hiệu quả hơn


Với tất cả những yếu tố gây khó khăn ở phía trên thì làm thế nào một marketer có thể thực hiện việc phân tích dữ liệu quảng cáo và từ đó rút ra được các thông tin cần thiết để tiến hành việc tối ưu hóa chi phí quảng cáo hiệu quả hơn? Bên dưới là một số đề xuất rút ra từ kinh nghiệm của người viết về vấn đề này:

1. Chú tâm tới các thông số thật sự quan trọng

Như đã nói ở trên với rất nhiều data thu thập được từ nhiều công cụ đo lường khác nhau và trong cái mớ bòng bong đấy có rất nhiều thông tin gây nhiễu và không cần thiết. Marketers cần xác định rõ đâu là mục tiêu của chiến dịch quảng cáo và các thông số nào là thật sự mà họ cần để tâm tới. Hãy quên hết đi những chỉ số vốn chẳng đóng góp được gì nhiều trong việc phân tích hiệu quả của bạn nếu không muốn nói là vô dụng, ví dụ như như impression, CTR, followers, likes và chú trọng nhiều hơn tới các chỉ số liên quan trực tiếp tới chất lượng của traffic như leads, conversion.

2. Thu thập thông tin từ nhiều nguồn để thấy được sự tác động qua lại giữa các kênh

Khách hàng không phải chỉ thấy brand của sản phẩm 1 lần và ngay lập tức quyết định mua hàng hoặc ký hợp đồng mà họ thật ra họ có thể đã thấy nhiều lần từ nhiều kênh quảng cáo khác nhau rồi mới đi đến quyết định. Hãy tìm kiếm ra những touch point trong chu kỳ bán hàng để tiến hành đo đạc và thu thập thêm thông tin về việc khách hàng tìm đến brand từ các kênh nào. Ví dụ khi khách hàng gọi điện đến, nhân viên trong lúc trò chuyện có thể hỏi nhanh 1 câu: “anh/chị biết đến thương hiệu / sản phẩm từ đâu ạ?”, khách hàng thường sẽ không có lý do gì mà không trả lời và chỉ cần ghi nhận lại câu trả lời của khách. Hoặc nếu brand có các địa điểm cửa hàng thì có thể chuẩn bị một tờ thông tin để thu thập ý kiến khách hàng về dịch vụ và kèm theo đó có hỏi họ về việc họ biết đến brand từ nguồn nào. Nếu khách hàng đến website thì có thể hỏi khách hàng thông tin này bằng một câu hỏi nhỏ khi khách hàng đăng ký tài khoản hoặc lúc điền thông tin mua hàng. Điều quan trọng là chọn đúng touchpoint để có thể đảm bảo khách hàng sẵn sàng để lại thông tin mà không gây khó chịu cho họ.

Thiết lập những quy trình để đo đạc sự ảnh hưởng của quảng cáo online sang offline và ngược lại cũng là một trong những điều cần làm và sẽ được đề cập tới trong các bài viết tiếp theo.

3. Tất cả mọi đánh giá và quyết định đều phải dựa trên kết quả testing

Mối quan hệ giữa các kênh quảng cáo rất phức tạp và phụ thuộc rất nhiều yếu tố như hành vi khách hàng, thời vụ, nhu cầu về sản phẩm. Đôi khi với các thông tin từ việc phân tích dữ liệu quảng cáo có sẵn, bạn cần phải áp dụng một cách từ từ và kết hợp với việc A/B testing để thấy rõ hiệu quả của các thay đổi, tránh việc thay đổi và điều chỉnh ồ ạt nhưng lại không đạt được kết quả như mong muốn và cuối cùng là không rút ra được kết luận là cái gì tốt và không tốt.

4. Cải thiện và cập nhật kiến thức

Đây là giải pháp cho yếu tố con người được nêu trong phần khó khăn phía trên. Không còn cách nào khác tốt hơn là chính con người làm công việc phân tích và tối ưu hóa phải tự mình cải thiện và nâng cấp các kiến thức đang có cũng như mở rộng tầm hiểu biết hơn. Một nền tảng kiến thức sâu và rộng hơn sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng thể hơn, thấy được những insight mà trước đây bạn có thể không thấy được.

Cùng với sự thay đổi và phát triển của các platforms và các kênh quảng cáo thì việc thì việc phân tích và tối ưu hóa quảng cáo là một việc cần phải làm liên tục và gần như không có điểm dừng. Hi vọng những đề xuất được nêu ra trong bài viết sẽ có ích cho những người đang tìm kiếm các giải pháp để cải thiện chiến dịch quảng cáo của mình ngày càng hiệu quả hơn. Nếu bạn có những góp ý hoặc những suy nghĩ gì về vấn đề này thì hãy để lại bên dưới comment.

Nguồn: conversion

Google Analytics Và Tại Sao Nó Không Chính Xác

Google Analytics không cần phải bàn cãi gì nữa chính là công cụ đo lường phổ biến nhất hiện nay với khả năng thu lại được toàn bộ các hoạt động của người dùng trên website và cung cấp cho bạn những báo cáo khá chi tiết. Cũng như mọi loại công cụ tracking khác, Google Analytics chỉ có thể cung cấp cho bạn các con số, các dữ liệu và việc bạn rút ra những nhận định gì từ các thông tin này là việc của bạn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là có rất nhiều người hiện đang hiểu một cách không đầy đủ về ý nghĩa của các dữ liệu được cung cấp đó và việc này có thể dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm khi đánh giá. Bài viết này nêu ra tất cả những lý do tại sao các số liệu của công cụ đo lường Google Analytics không chính xác hoặc bị hiểu sai và cách để xử lý, hạn chế những vấn đề này.

Google Analytics hoạt động như thế nào?

Tuy nhiên đầu tiên chúng ta nên hiểu sơ lược qua cách thức hoạt động và thu thập dữ liệu của Google Analytics. Điều này cần thiết để chúng ta có thể hiểu việc tại sao một số dữ liệu, thông số lại phát sinh sự sai lệch như vậy. Dưới đây là sơ đồ về cách thức hoạt động của Google Analytics:

Quy trình hoạt động của Google Analytics – by Conversion.vn
Quy trình hoạt động của Google Analytics – by Conversion.vn

(1) Khi set up Google Analytics bạn sẽ cần cài đặt 1 đoạn code Javascript vào website của bạn. Đoạn code này hiện diện ở trang web nào của website bạn thì nó có thể thu thập các data ở trên trang đó.
(2) Khi người dùng truy cập vào website thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại bằng các trình duyệt thì lúc này một số thông tin như việc người dùng đến từ đâu, sử dụng trình duyệt gì, thiết bị gì để truy cập, v.v… sẽ được thu thập. Một số website cũng sẽ để lại cookies (nôm na là một file lưu trữ các hoạt động, hành vi của người dùng trên website đó) trên thiết bị của người dùng.
(3) Các thông tin thu thập được từ người dùng khi truy cập vào website, khi này là các dữ liệu thô (raw data), sẽ được đóng gói và gửi về server của Google Analytics.
(4) Khi các thông tin đã được nhận tại server thì tiếp theo các chúng sẽ được xử lý, phân tích. Đây là bước mà sẽ biến những dữ liệu thô thành thông tin mà có thể có ích cho người dùng.
(5) Sau khi các thông tin đã được phân tích, chúng sẽ được đưa vào cơ sở dữ liệu và được áp lên những filters, những settings do người dùng thiết lập. Một khi data đã được đưa vào database thì không thể nào thay đổi được nữa. Đó là lý do vì sao mỗi khi bạn có những thay đổi gì đó về filters, settings trên Google Analytics thì những dữ liệu cũ sẽ không thay đổi mà chỉ có dữ liệu mới nhận vào mới vậy.
(6) Lúc này các dữ liệu đã được xử lý sẽ được gửi tới phần report của Google Analytics, chính là những gì bạn sẽ thấy trên google.com/analytics.

Cũng không quá khó hiểu phải không?

Vậy lúc này điều gì có thể khiến các dữ liệu mà bạn thấy trên Google Analytics không chính xác? Có rất nhiều nguyên nhân, chủ quan lẫn khách quan sẽ được nêu ra dưới đây:

Hiểu không đầy đủ ý nghĩa của các nguồn traffic trong báo cáo

Đây là vấn đề thường thấy nhất mà đa phần mọi người đều mắc phải. Các báo cáo về nguồn traffic mặc định được thiết lập để giúp người quản trị web biết được người dùng đến website của bạn bằng cách nào và từ đâu. Có các mảng traffic chính trong report của Google Analytics bao gồm:

Các kênh traffic chính được phân chia trong phần Acquisition của Google Analytics
Các kênh traffic chính được phân chia trong phần Acquisition của Google Analytics

Các nguồn traffic này như bạn thấy có thể bao gồm: Display, Paid Search, Organic Search, Direct, Referral, Social, Email và (Other). Và dưới đây là cách mà các nguồn traffic này thường được hiểu:
  • Organic Search: người dùng đến website từ các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing, v.v…) thông qua kết quả tìm kiếm tự nhiên (organic).
  • Paid Search: người dùng đến website từ các quảng cáo trên kết quả tìm kiếm.
  • Display: người dùng đến website từ các quảng cáo banner trên các website thuộc display ad network.
  • Referral: người dùng đến website bằng cách bấm vào các đường link từ các trang web khác.
  • Social: người dùng đến website thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Google+, LinkedIn, v.v…
  • Email: người dùng đến website bằng cách bấm các đường link trong email.
  • Direct: người dùng đến website bằng cách gõ địa chỉ web vào trình duyệt hoặc mở bookmark.
  • (Other): người dùng đến website bằng các nguồn traffic khác không nằm trong các kênh phía trên.
Nhưng có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng nếu chỉ hiểu theo ý nghĩa bên trên thì bạn sẽ đa phần là hiểu không đầy đủ những gì các dữ liệu này đang đưa ra và đôi khi một nửa sự thật thì không còn là sự thật nữa. Trên thực tế có rất nhiều nguồn traffic đang bị sắp xếp sai mục, không đầy đủ và lẫn lộn trong report của Google Analytics.

Hả?
Hả?

Yes, khi xem report của Google Analytics và nhìn vào các kênh traffic, thì đây là cách bạn nên hiểu:
  • Organic Search: người dùng đến website từ các bộ máy tìm kiếm thông qua kết quả tìm kiếm tự nhiên mà Google Analytics có thể nhận diện được và thực chất một phần organic traffic lại là direct traffic và ngược lại.
  • Paid Search: người dùng đến từ các quảng cáo trên kết quả tìm kiếm nếu được gắn code tracking đầy đủ, một phần traffic có thể nằm bên referral và direct traffic.
  • Display: người dùng đến từ các quảng cáo banner trên các website thuộc display ad network nếu được gắn code tracking đầy đủ, một phần traffic có thể nằm bên referral và direct traffic.
  • Referral: người dùng đến website bằng cách bấm vào các đường link từ các trang web khác đôi khi có thể bao gồm traffic từ các social networks, email và các kênh quảng cáo (cả paid search và display).
  • Social: người dùng đến website thông qua các kênh mạng xã hội mà Google có thể nhận diện được.
  • Email: người dùng đến website bằng cách bấm các đường link trong email có gắn code tracking.
  • Direct: các nguồn traffic không xác định được nguồn gốc đều sẽ được đưa vào đây.
  • (Other): các nguồn traffic có source / medium tuy nhiên Google Analytics không biết phân chia vào đâu sẽ được đưa vào đây.

Đấy, rõ ràng các nguồn traffic về thực chất không phải như bạn thấy và không phải lúc nào cũng đúng như tên gọi của nó. Khi phân tích và đánh giá dựa trên những con số được cung cấp, chúng ta nên hiểu rõ là thực chất sẽ luôn có những “hạt sạn” trong mớ data đó. Các “hạt sạn” này to hay nhỏ thì còn tùy vào nhiều yếu tố và chúng ta hãy cùng xem qua dưới đây.

Organic Search

Organic search traffic được biểu thị trong Google Analytics là Organic Search (phần Overview) hoặc medium là organic (trong source / medium). Nguồn traffic này có một số yếu tố sau đây chi phối mà bạn cần chú ý.

1. Branded vs non-branded

Organic search traffic bao gồm cả các branded traffic, tức là các traffic mà từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm có chứa tên thương hiệu trong đó. Ví dụ brand ở đây là Wall Street English và thay vì tìm kiếm với từ khóa chung chung là “học tiếng Anh” thì người dùng có thể tìm kiếm bằng từ khóa “học tiếng Anh Wall Street English” và bấm vào kết quả tìm kiếm tự nhiên để vào website. Lúc này về mặt kỹ thuật, các traffic này vẫn là search traffic nhưng về mặt bản chất thì người dùng đã biết đến Wall Street English từ trước và họ tìm kiếm với mục đích là để đến website của brand này chứ không phải để tìm kiếm sự lựa chọn nữa. Và branded traffic thường có xu hướng gia tăng khi nhận diện thương hiệu của brand được gia tăng (thông qua các hoạt động quảng cáo, branding, PR) chứ không liên quan nhiều đến kết quả thứ hạng các từ khóa và hoạt động SEO. Một số khách hàng và công ty mà tôi đã có dịp tư vấn qua thì organic traffic của họ tăng trưởng đều đều nhưng sau khi kiểm tra lại thì thực chất phần tăng trưởng đó là branded traffic và phần này có khi chiếm tới 80% tổng số organic traffic. Lúc này thực chất, từ khóa duy nhất mà các công ty này đang rank có lẽ chỉ là tên thương hiệu của họ.

Giải pháp

Vì các lý do nêu trên, các branded traffic nên được xem như là direct traffic thì sẽ chính xác hơn về mặt ý nghĩa để đánh giá và phân tích. Trong Google Analytics nên thiết lập một segment để đo lường branded traffic và non-branded traffic riêng biệt để có đánh giá chính xác hơn về tình hình thực sự của organic traffic mà không bị ảnh hưởng bởi người dùng tìm kiếm về thương hiệu.

Cách thiết lập segment cho Branded Traffic: vào mục Organic Search trong Channels, phía trên cái graph sẽ có dòng Add Segment, bấm vào đó. Sau đó bấm New Segment, đặt tên là Branded Organic Traffic hay đại loại, trong bảng đó bấm vào Traffic Sources, khung medium chọn contains sau đó gõ vào “organic”. Sau đó trong phần Conditions bên dưới trong khung đầu tiên chọn “Keyword”, khung thứ hai chọn “contains” sau đó phần khung còn lại điền vào brand của mình. Nếu brand có nhiều cách gọi hoặc cách gõ thì tốt nhất nên nhập hết bao gồm cả typo, ví dụ “wall street english”, “wse”, “wallstreet english”, “wsenglish”. Sau đó bấm Save là xong.

Nên thiết lập một segment để tracking traffic liên quan đến branded keywords
Nên thiết lập một segment để tracking traffic liên quan đến branded keywords


2. Một phần direct traffic có thể là organic traffic

Google Analytics thường xác định visits thuộc về nguồn traffic nào dựa vào referrer, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà referrer này lại bị mất dẫn đến việc các traffic đó sẽ bị xếp loại vào direct traffic. Vậy bao nhiêu organic traffic hiện đang bị tính vào direct traffic? Một nghiên cứu được tiến hành bởi Gene McKenna – Product Manager của Groupon đã cho thấy rằng có thể có tới 60% direct traffic của bạn hiện tại là organic. Con số đó có thể chỉ là trong trường hợp của Groupon, một trang deal / e-commerce, tùy theo tình trạng website của bạn như thế nào, số lượng organic traffic của bạn bị lẫn trong direct traffic có thể nằm trong khoản 20% – 80%.

Giải pháp

Kiểm tra trong phần direct traffic của report và chú ý tới các URLs dài, khó nhớ và khó có khả năng người dùng gõ trực tiếp vào trình duyệt hoặc bookmark, chúng nhiều khả năng không phải là direct traffic mà chính là organic traffic.

Có thể chúng là organic traffic, chứ không phải direct traffic
Có thể chúng là organic traffic, chứ không phải direct traffic


3. Không phải tất cả search engines đều bình đẳng

Google mặc định sẽ nhận diện được các organic traffic từ Google (yeah, duh) và các search engines lớn như Bing, Yahoo, Baidu, v.v… Tuy nhiên một số search engines nhỏ hơn, đặc biệt là các search engines nội địa như Coccoc.com, Wada.vn hoặc Laban.vn thì sẽ lại không nằm trong phần organic mà bị lẫn vào trong kênh referral.

Ngay cả traffic từ Google đôi khi vì lý do gì đó cũng bị lẫn vào mục referral
Ngay cả traffic từ Google đôi khi vì lý do gì đó cũng bị lẫn vào mục referral

Giải pháp

Bạn có thể set up để add các bộ máy tìm kiếm vào danh sách các nguồn organic traffic. Vào phần Admin của Google Analytics > Property > Tracking Info > Organic Search Sources và bấm Add Search Engine sau đó điền các thông số tương ứng. Ví dụ: domain name là domain của search engine và query parameter là phần trước dấu “=” trong kết quả tìm kiếm của search engine đó, trường hợp của Wada.vn là “q”.

Thêm wada.vn vào danh sách search engine
Thêm wada.vn vào danh sách search engine


4. Đa phần organic keywords đã bị ẩn

Trong Google Analytics trước đây bạn từng có thể xem được những từ khóa nào người dùng đã sử dụng để đến website của bạn, tuy nhiên từ nằm 2011 Google dần dần che mất các từ khóa này với lý do là bảo mật và privacy cho người dùng. Hiện nay nếu có ai đang logged in vào tài khoản Google và search từ khóa nào đó để đến website của bạn thì từ khóa đó sẽ bị đưa vào nhóm “not provided”. Hiện nay số từ khóa nằm trong nhóm “not provided” đã lên đến hơn 90% tổng số từ khóa. Điều này chắc chắn gây khó khăn cho người dùng trong quá trình phân tích về organic traffic của website.

Hiện nay hơn 90% organic keywords đã bị ẩn đi trong Google Analytics
Hiện nay hơn 90% organic keywords đã bị ẩn đi trong Google Analytics

Giải pháp

Hiện nay không có cách nào để xử lý vấn đề này trừ việc bạn bỏ tiền vào quảng cáo Paid Search để có thể biết được người dùng tìm kiếm các từ khóa gì để đến website của bạn. Bạn cũng có thể connect Google Analytics với Google Search Console (trước đây là Webmaster Tool) để có một số thông tin về search queries trong phần SEO. Tuy nhiên lưu ý rằng keywords và search queries về cơ bản vẫn khác nhau và search queries là data lấy từ Search Console nên không có liên quan với các data khác trong Google Analytics.

Paid Search & Display

Paid Search và Display là 2 nguồn traffic quảng cáo chính được mặc định trong Google Analytics với Paid Search là traffic đến từ các kết quả quảng cáo của các search engines như Google, Bing, Yahoo và Display là traffic từ các banner quảng cáo của Google Display Network hay các ad networks khác. Một số vấn đề về số liệu có thể thường gặp với 2 nguồn traffic này:

1. Khác biệt về số giữa Google Analytics và các hệ thống quảng cáo

Nếu có so sánh bạn sẽ thấy chỉ số đo đạc về số clicks hoặc số conversion giữa Google Analytics và các hệ thống quảng cáo khác thường lúc nào cũng khác nhau, ngay cả Adwords cũng không ngoại lệ. Điều này đôi khi gây khó khăn cho người làm quảng cáo vì không biết chỉ số nào là đúng và vì sao lại phát sinh sự khác biệt như vậy. Sự khác biệt về dữ liệu này thường đến từ sự khác nhau trong cơ cấu tracking của Google Analytics và các hệ thống quảng cáo. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ đạo:
  • Clicks và sessions là 2 chỉ số khác nhau: các hệ thống quảng cáo thường tính clicks, trong khi Google Analytics lại tính theo sessions. Ví dụ một sessions trong vòng 10 phút của 1 người có thể bao gồm 2 clicks. Adwords có thể ghi nhận 2 clicks nhưng Google Analytics thì chỉ ghi nhận 1 session thôi.
  • Cơ chế tracking: Google Analytics thường dựa vào last click để attribute một conversion, trong khi đó thì Adwords và các hệ thống quảng cáo thường sử dụng cookies để xác định một conversion. Ví dụ nếu 1 người click vào banner GDN sau đó lại vào website bằng organic search sau đó mới thực hiện hành vi mua hàng thì lúc này Google Analytics sẽ tính conversion đó cho organic search trong khi đó Adwords lại sẽ tính conversion đó cho GDN.
  • Filter clicks: mỗi hệ thống có một cách để filter và chống trùng lặp các clicks khác nhau dựa vào mật độ clicks, IPs, cookies hoặc các yếu tố khác nhau nên cũng có thể dẫn đến sự khác biệt.
  • Độ dài ngắn khác nhau trong thời hạn của cookie cũng có thể ảnh hưởng đến sự khác biệt thông số giữa 2 hệ thống.

Khác nhau về số liệu của 2 hệ thống thường đến từ sự khác nhau về cơ cấu tracking
Khác nhau về số liệu của 2 hệ thống thường đến từ sự khác nhau về cơ cấu tracking

Giải pháp

Không có cách nào để loại bỏ sự khác biệt về số liệu trong cả 2 hệ thống. Giải pháp thường thấy là lựa chọn một hạn mức khác biệt tối đa hợp lý giữa Google Analytics và các kênh quảng cáo để thống nhất trước khi chạy để tránh vấn đề về thanh toán sau khi kết thúc chiến dịch (nếu làm việc với bên thứ 3).

2. Một số traffic quảng cáo có thể bị lọt vào referral, direct

Các traffic quảng cáo paid search và display đôi khi có khả năng sẽ bị gán vào nguồn như referral hoặc direct với lý do tương tự như organic search: mất referrer (lý do tại sao referrer bị mất chúng ta sẽ có câu trả lời bên dưới) hoặc do do code tracking UTM bị thiếu, sai.

Paid search lẫn display bị lẫn trong nguồn referral
Paid search lẫn display bị lẫn trong nguồn referral

Giải pháp

Nếu chạy Adwords thì kết nối Adwords với Google Analytics và kích hoạt tính năng auto-tagging, với các kênh quảng cáo khác thì sử dụng URL Builder để gắn code tracking đầy đủ tất cả các đường links quảng cáo dẫn đến website. Lưu ý giải pháp này chỉ giảm thiểu tình trạng trên chứ không giải quyết dứt điểm được.

Referral

Referral về bản chất chứa tất cả những traffic đến từ những domains khác với website đang được đo lường. Do đó trong referral sẽ chứa các nguồn traffic sau: các kênh quảng cáo như banners trên các website, links trên các website khác, các kênh mạng xã hội, emails, bộ máy tìm kiếm và đôi khi traffic đến từ chính các trang trong website của bạn.

Referral lẫn lộn rất nhiều nguồn trong đó
Referral lẫn lộn rất nhiều nguồn trong đó


1. Traffic từ các trang mạng xã hội

Mạng xã hội ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong việc mang traffic đến website của bạn và ắt hẳn bạn sẽ muốn phân tích các chỉ số của traffic từ mạng xã hội một cách riêng lẽ. Nhưng hiện nay traffic từ các mạng xã hội nếu không được gắn code tracking một cách đầy đủ thì sẽ vẫn mặc định vào kênh referral hoặc đôi khi direct. Google hiện đang cố gắng phân loại các social traffic tốt hơn tuy nhiên hiện giờ vẫn chưa hoàn hảo được.

Giải pháp

Các links từ các mạng xã hội về website nên được gắn code tracking đầy đủ để có thể dễ tracking hơn. Một số công cụ quản trị mạng xã hội như Hootsuite có tính năng gắn code tracking tất cả các links một cách tự động khi schedule nội dung.

Vào phần Social Settings để add các nguồn Social vào và giúp Google phân loại tốt hơn.

Thiết lập các kênh social để giúp Google Analytics phân kênh hiệu quả hơn
Thiết lập các kênh social để giúp Google Analytics phân kênh hiệu quả hơn


2. Traffic từ email trên trình duyệt

Traffic từ email mở ra từ trình duyệt như GMail, Yahoo, Hotmail, v.v… mặc định đều sẽ nằm trong phần referral dù rằng có thể bạn sẽ muốn track các nguồn traffic email này một cách riêng biệt.

Giải pháp

Gắn code tracking cho tất cả các link tới website trong các email để đảm bảo tracking cho traffic từ nguồn này. Một số công cụ gửi email của hãng thứ 3 như MailChimp, BenchmarkEmail có hỗ trợ tự động gắn các tracking code cho các links này.

3. Self-referral

Đôi khi bạn sẽ thấy traffic từ chính domain của mình nằm trong phần referral. Rõ ràng là có gì đó không đúng vì thực chất referral chỉ chứa các URLs từ các domain khác đến website của bạn chứ không được chứa traffic từ các trang trong domain. Việc này có thể khiến cho dữ liệu referral của bạn bị không chính xác. Trường hợp này này thường xảy ra khi:

a. Javascript redirect: nếu bạn vừa migrate website và sử dụng Javascript để redirect domain cũ sang domain mới thì có khả năng sẽ gây ra self-referral.
b. Google Analytics cookies bị mất: nếu vì lý do gì đó mà Google Analytics cookies bị mất trong quá trình chuyển dịch giữa các trang cũng có thể gây ra tình trạng self-referral.
c. Cross-domain: nếu website có nhiều sub-domain ví dụ như abc.com có 1.abc.com và 2.abc.com thì bạn sẽ thấy các sub-domains này xuất hiện trong referral.

Giải pháp

Tất cả các vấn đề trên đa phần đều có cách để giải quyết:

a. Thay vì sử dụng Javascript Redirect thì sử dụng server-side redirect (301) sẽ tốt hơn.
b. Tìm hiểu nguyên nhân xem tại trang nào Google Analytics cookies lại bị mất và tại sao bằng cách vào Behavior > Site Content > Landing Pages và filter source bằng secondary dimension để tìm ra trang đó và kiếm cách giải quyết.
c. Thiết lập cross-domain tracking để tracking traffic dễ dàng giữa các domain với nhau. Hướng dẫn nếu xài Google Tag Manager và nếu không xài Google Tag Manager. Không đơn giản, nhưng cần phải làm.

Direct

Nếu bạn nghĩ rằng các kênh kia là đã lộn xộn thì chắc có lẽ bạn chưa biết bên trong direct có gì. Direct traffic không chỉ là khi người dùng gõ vào địa chỉ website mà còn bao gồm tất cả các nguồn traffic khác mà Google Analytics không xác định rõ nguồn gốc:

Câu hỏi lớn trên đầu nhân loại, direct traffic chứa thứ gì trong đó?
Câu hỏi lớn trên đầu nhân loại, direct traffic chứa thứ gì trong đó?


1. Traffic từ các trang mạng xã hội

Như đã nói ở bên trên, một phần traffic từ các mạng xã hội cũng có thể bị gộp vào trong mảng direct nếu như các vì lý do gì đó referrer bị mất khi click từ mạng xã hội qua website.

Giải pháp

Chưa có giải pháp nào triệt để vì từ phía bạn có thể add tracking code đầy đủ cho các post trên mạng xã hội của bạn nhưng bạn không thể bắt tất cả followers, fans và những người khác làm như vậy.

2. Traffic từ các ứng dụng mobile

Các click từ các ứng dụng mobile sẽ được đưa vào dạng direct nếu không gắn tracking code đầy đủ. Một phần traffic từ ứng dụng mobile cũng sẽ bị đưa vào direct vì mất referrer.

Giải pháp

Tương tự như social, chưa có giải pháp triệt để vì dù ứng dụng của bạn có được tag tracking code đầy đủ thì không đảm bảo clicks từ các ứng dụng khác cũng sẽ như vậy.

3. Traffic từ các email clients như Outlook

Các links trong các email client như Outlook hoặc Thunderbird nếu được bấm vào sẽ vào phần direct traffic nếu không được tag tracking code đầy đủ.

Giải pháp

Tag tracking code đầy đủ cho các links trong email template.

4. Traffic offline ví dụ như pdf, powerpoint và word docs

Các links trong các documents offline như pdf, powerpoint và file words cũng thường là một phần trong mớ direct traffic.

Giải pháp

Nếu các files đó thuộc quyền của bạn thì nên tag một cách đầy đủ các links với tracking code.

5. Sai campaign code

Các tracking code nếu vì lý do gì đó mà sai (gõ sai, gõ nhầm) sẽ khiến Google Analytics không nhận diện được và các traffic đó cũng sẽ bị đưa vào direct traffic.

Giải pháp

Đừng sai sót khi tạo tracking code. Sử dụng URL Builder để đảm bảo chính xác.

6. Code Google Analytics bị thiếu

Nếu vì lý do gì đó một trang trên website của bạn bị thiếu mất tag Google Analytics thì những traffic đến trang đó và từ trang đó đi các trang khác sẽ bị xem là direct.

Giải pháp

Đảm bảo tất cả các trang đều có tracking code. Có thể dùng ứng dụng như Screaming Frog SEO Spider để check tất cả các trang xem có bị thiếu code hay không.

7. Traffic từ chính bạn

Có thể bạn không nghĩ đến nhưng traffic từ chính team của bạn, công ty của bạn đôi khi cũng có thể gây ảnh hưởng đến mức độ chính xác của nguồn direct. Nếu công ty bạn có 500 người và mỗi ngày mỗi người vào website của bạn một vài lần thì cũng có thể phần nào gây ra sự không chính xác về thông số. Việc này về lâu dài cho thể khiến các thông số của bạn bị chệch đi nhiều.

Giải pháp

Lọc bỏ các traffic đến từ các IPs của mạng công ty. Vào Account > All Filters và tạo new filters để lọc traffic đến từ 1 IPs nào đó. Nếu công ty có nhiều IPs thì phải tạo 1 filter cho mỗi IP đó.

Lọc các IPs internal của công ty để data chính xác hơn
Lọc các IPs internal của công ty để data chính xác hơn


Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tracking của Google Analytics

Ngoài các yếu tố về nguồn traffic được nêu ở trên thì vẫn còn những vấn đề khác ảnh hưởng đến việc thu thập data và tracking của Google Analytics. Hãy cùng xem qua các vấn đề đó là gì:

Javascript disabled = không có data

Google Analytics sử dụng Javascript để thu thập data, cho nên nếu người dùng disable Javascript trên trình duyệt của họ thì lúc này họ sẽ trở nên vô hình với công cụ đo lường này. Theo một nghiên cứu gần đây thì số lượng người disable Javascript khi lướt web hiện đang chiếm khoảng 2,4%.

Giải pháp

Nếu bạn thật sự cố đấm ăn xôi để lấy thêm 2,4% data từ những người dùng disable Javascript này thì có bài hướng dẫn cách để thiết lập tracking cho trường hợp này.

Không có cookies thì cũng không có data

Google Analytics cũng sử dụng cookies để track người dùng hiệu quả hơn. Nếu vì lý do gì đó cookies bị mất (người dùng clear cookies hoặc bị firewall chặn) thì người dùng đó sẽ trở thành một session hoàn toàn mới với công cụ đo lường này.

Giải pháp

Không có.

Referral spam / ghost spam

Referral spam hay ghost spam là các fake traffic được tạo ra bởi các hệ thống spam nhằm đến Google Analytics. Bạn thật sự sẽ không nhận được bất cứ traffic nào từ các trang này, chúng chỉ được tạo ra nhằm hiện ra trong Google Analytics và mục đích là để khiến bạn tò mò và phải mở trong web đó lên xem thử và vô tình bạn đã mang traffic tới cho các trang web này để khiến chúng sinh lời (bằng quảng cáo) hay tệ hơn là nhiễm máy tính của bạn với virus / adware / malware nếu bạn không cẩn thận.

Mục đích của những referrer spam này là khiến bạn mở lên để coi các trang này và vô tình mang traffic tới cho các trang đó.
Mục đích của những referrer spam này là khiến bạn mở lên để coi các trang này và vô tình mang traffic tới cho các trang đó.

Giải pháp

Đặc trưng của các nguồn referrer spam này thường là invalid hostname nên chỉ cần thiết lập các filters để lọc các fake traffic đến website của bạn nhưng lại có invalid hostname.

1. Vào Admin > View > Filters > New Filters, chọn Custom > Include > Hostname
2. Điền vào khung filter valid hostname của website bạn dưới dạng RegEx string. Ví dụ website conversion.vn thì sẽ là: ^www.conversion.vn$|^conversion.vn$
3. Bấm verify filters để xác nhận rằng filters này đang hoạt động tốt và Save

Nên kiểm tra lại trong Real Time Report để xem filter này có đang cho traffic đến website hay không.

Filter bằng cách chỉ chấp nhận những traffic có valid hostname
Filter bằng cách chỉ chấp nhận những traffic có valid hostname

* Nếu bạn không rành về những phần này tốt nhất nên nhờ kỹ thuật hoặc IT hỗ trợ set up. Và nên tạo View mới khi set up để test thử filters, tránh ảnh hưởng đến data của tài khoản hiện tại.

Xem nhưng mà cũng như không xem

Ngày nay việc bạn mở nhiều website cùng lúc trên nhiều tab của browser và đọc tuần tự là một việc rất bình thường. Người dùng có thể mở website của bạn trên 1 tab và để không trong 10 phút và lúc quay lại thì chỉ đọc nội dung có 30 giây và sau đó thoát ra. Tuy nhiên với Google Analytics thì session đó sẽ được tính là 10 phút 30 giây. Công cụ này không thể phân biệt được việc người dùng hiện có đang đọc cái tab đó không hay là một tab khác.

Giải pháp

Không có.

Nhiều người dùng trên cùng một thiết bị

Hãy tưởng tượng đến phòng net hoặc các máy tính trong thư viện, trường học, một máy tính có thể có nhiều người sử dụng và truy cập và họ có thể truy cập cùng một website. Nhưng với Google Analytics thì tất cả những người đó cũng sẽ chỉ như một người nếu việc truy cập diễn ra trong khoảng 30 phút (hay bất cứ thời gian nào mà bạn set cho công cụ này).

Giải pháp

Hahaha. Không.

Nhiều thiết bị, một người dùng

Ngày nay một người có thể sở hữu nhiều hơn một thiết bị để truy cập vào mạng ví dụ như máy tính bàn, laptop, tablet, điện thoại. Và nếu họ truy cập vào cùng 1 website trên đồng thời 4 thiết bị khác nhau thì đối với Google Analytics, sẽ là 4 sessions và 4 người dùng hoàn toàn khác nhau.

Giải pháp

Cũng không luôn. Tuy nhiên, Google có thể sẽ có giải pháp cho tình trạng này trong tương lai nếu họ có thể kết nối được hoạt động của người dùng thông qua việc logged in vào tài khoản Google trên các thiết bị khác nhau.

Bounce rate cực kỳ thấp?

Nếu một ngày nào đó đột nhiên bounce rate website của bạn giảm xuống còn 1 con số thì cũng đừng vội mừng vì thật ra điều đó là không thể và vấn đề ở đây là có thể bạn đã gắn code Google Analytics lập lại 2 lần trên trang của bạn. Hoặc một trường hợp thứ hai là trang có chèn iframe chứa một trang khác cũng có cùng GA code.

Khoan hãy vội ăn mừng vì có gì đó không ổn ở đây
Khoan hãy vội ăn mừng vì có gì đó không ổn ở đây

Giải pháp

Loại bỏ bớt 1 cái Google Analytics code dư trên website và không gắn iframe chứa 1 trang có cùng code Google Analytics.

Data không phải real time

Một vấn đề nữa từ Google Analytics mà có thể gây ảnh hưởng đến việc phân tích và đánh giá của bạn đó là sự chậm trễ trong việc cập nhật data. Thông thường các data của Google có thể chậm từ 6 – 12 tiếng tùy theo website. Một số section như Search Engine Optimization data có thể chậm đến 48 tiếng.

Giải pháp

Hãy kiên nhẫn.

Data sampling khi quá nhiều traffic

Nếu website của bạn có quá nhiều traffic (từ 500,000 sessions một tháng trở lên cho người dùng free và 25,000,000 cho người dùng Premium) thì có khả năng đôi khi load report của Google Analytics bạn sẽ thấy tình trạng data bị sampled.

Data sẽ tự động bị sampled nếu website có nhiều traffic
Data sẽ tự động bị sampled nếu website có nhiều traffic

Data sampled tức là thay vì phải load toàn bộ thông tin sessions của bạn để đưa ra report có thể khiến bạn đợi lâu và tốn thời gian, Google Analytics sẽ tự động không load hết toàn bộ data mà chỉ lấy một phần trong tổng số data và sau đó tính toán để đưa ra chỉ số tương đối. Cho nên nếu có lúc nào bạn làm report rồi hôm sau nhìn lại thì thấy các chỉ số như sessions, conversions thay đổi thì không phải do bạn hoa mắt đâu, mà có thể là do data sampling đấy.

Giải pháp

Bạn có thể nâng cấp lên Google Analytics Premium (150,000 USD / năm) để được export unsampled data.

Tổng kết

Google Analytics là một công cụ đo lường rất tốt và thường xuyên được cập nhật và dần trở nên tốt hơn. Có nhiều vấn đề được nêu ở trên là những thứ thuộc về hành vi người dùng và giới hạn kỹ thuật, cũng có những vấn đề liên quan đến sự sao nhãng do người dùng chứ không hẳn là do Google Analytics. Tuy nhiên tracking traffic có rất nhiều thách thức và các nguồn traffic thì rất là đa dạng và ngày càng phức tạp hơn do đó điều quan trọng là bạn phải hiểu tại sao các công cụ như Google Analytics lại có thể không chính xác và các yếu tố gì gây ra các thứ đó. Điều này là cần thiết để bạn dự trù khi tiến hành phân tích các chỉ số quảng cáo.

Và cuối cùng đừng quên là với các công cụ đo lường như Google Analytics (hoặc bất cứ công cụ nào khác) không phải là “what you see is what you get” (thấy sao thì nó là vậy) mà là “what you interpret is what you get” (bạn diễn giải thế nào thì nó là như vậy). Cho nên cho đến cuối cùng, đưa ra quyết định đúng hay không dựa trên các con số có hoàn hảo hay không vẫn phụ thuộc rất nhiều vào con người.

Nếu bạn có gì muốn góp ý, hãy để bên dưới comment.

5 bước cơ bản cho một kế hoạch Digital Marketing

Lập một kế hoạch marketing không phải đơn giản, nhưng với hướng dẫn cơ bản dưới đây chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho những doanh nghiệp quan tâm đến Digital marketing sẽ có những bước đi cụ thể và rõ ràng hơn.

Lập một kế hoạch marketing không phải là đơn giản
Lập một kế hoạch marketing không phải là đơn giản

Bước 1: Phân tích

Một trong những yếu tố quyết định thành công của một kế hoạch Digital Marketing là phân tích. Bạn cần phân tích rõ thị trường và phân khúc khách hàng của bạn ở đâu? Bạn cần xác định đúng khách hàng tiềm năng của bạn và phân tích những hành vi cụ thể của họ. Ngoài ra bạn cũng nên dành một ít thời gian để phân tích đối thủ cạnh tranh chính.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Một trong những yếu tố quyết định thành công của một kế hoạch Digital Marketing là phân tích.
Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình khi bắt đầu tham gia vào Digital Marketing, mục tiêu càng rõ ràng và cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng cho kế hoạch của mình. Ngoài ra mục tiêu cụ thể còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tiến hành đo lường và phân tích hiệu quả của kế hoạch Digital Marketing.

Một số mục tiêu trong kế hoạch Digital Marketing:

  • Xây dựng độ nhận biết thương hiệu qua Internet
  • Thu thập dữ liệu khách hàng & khách hàng tiềm năng
  • Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết, trung thành
  • Doanh thu từ Internet kỳ vọng

Bước 3: Lập kế hoạch Digital Marketing

Sau khi đã phân tích và xác định mục tiêu cụ thể, việc tiếp theo của bạn là lên kế hoạch Digital Marketing. Kế hoạch càng chi tiết thì bạn dễ dàng quản lí và hiệu quả càng cao. Các tiêu chí cần được xác định rõ trong bản kế hoạch:

  • Thông điệp và đối tượng tiếp nhận quảng cáo
  • Ngân sách
  • Thời gian chạy chiến dịch
  • Hiệu quả mong muốn thu được sau chiến dịch.
  • Những rủi ro có thể gặp

Bước 4: Lựa chọn công cụ

Với từng mục tiêu khác nhau, Doanh nghiệp có thể áp dụng từng công cụ để thực hiện một cách hiệu quả

  • SEO (Search Engine Marketing)
  • Quảng cáo Google (Google Adwords)
  • Social Media Marketing: Facebook Marketing, Blog Marketing…
  • Email Marketing
  • Mobile Marketing

Bước 5: Đo lường và điều chỉnh

Một trong những ưu thế vượt trội của Digital Marketing so với Marketing truyền thống là khả năng đo lường cực tốt dựa trên những con số thống kê cụ thể. Đồng thời bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kế hoạch Digital Marketing trong quá trình thực hiện để tối ưu hóa hiệu quả kế hoạch Digital Marketing của bạn.

* Nguồn: AiiM

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email

Trong loạt bài chuyên đề về Email Marketing trước, bạn đã biết những sai lầm thường gặp trong email marketing và biết cách thấu hiểu tâm lý người đọc,…. Trong bài viết này, bạn sẽ biết cách để viết nội dung email sao cho hấp dẫn và thu hút khách hàng vào trang web của mình bằng những kỹ năng cần thiết.

TITLE IS KING

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - Hình 1

Thường các Marketers sẽ đầu tư rất công phu vào nội dung, thiết kế, landing pages …song đầu tư rất sơ xài vào tiêu đề email. Đó thật sự là một sai lầm, bởi vì nếu người đọc không mở email thì tất cả những thứ “đằng sau bức màn” đều vô nghĩa.

Kinh nghiệm của tôi là nên đầu tư hẳn 1-2 buổi để brainstorm ra 20 – 50 tiêu đề, trong đó có những “hot button” – là những từ khóa gây chú ý và quan tâm. Sau đó cầm list tiêu đề email đó đi hỏi những người khách hàng tiềm năng xem họ quan tâm tiêu đề nào – lọc xuống còn khoảng 5 tiêu đề, và tiến hành gửi thử – trên mẫu thử là 100 email (5×100 = 500 email). Tiêu đề nào có tỷ lệ mở cao nhất sẽ được chọn làm tiêu đề chính thức.

Chỉ một tiêu đề email, sao phải công phu như tagline (slogan) của cả một chiến dịch quảng cáo vậy? Tất nhiên rồi – và thậm chí phải công phu hơn, vì tiêu đề email phải đủ mạnh để khuyến khích người đọc tương tác (mở ra) chứ không chỉ để cảm thấy hay, dễ nhớ như tagline.

Giữa một rừng email nhận được hàng ngày, khách hàng sẽ dành 2-5 giây để lướt qua 1 email title và quyết định có mở ra không. Vì vậy, email title của bạn cần phải

Tiêu đề email marketing cần phải thu hút

Thế nào là thu hút? Hãy nói điều họ quan tâm hay chia sẻ một lợi ích:

Vd:

Không thu hút:Giới thiệu dịch vụ thiết kế website của công ty XYZ

Thu hút:Click vào để tìm hiểu cách một website tốt có thể giúp bạn tăng 300% doanh số.

Ngoài yếu tố thu hút, còn có 2 yếu tố khác: khẩn cấp (urgency) và cá nhân hóa (personalize).

Tiêu đề email marketing cần phải có tính khẩn cấp

Phải nói được vì sao họ nên mở email NGAY BÂY GIỜ.

Vd:

Không khẩn cấp:Click vào để nhận khuyến mãi hấp dẫn từ XYZ

Khẩn cấp:

  • Option 1:Chỉ 500 quà tặng trị giá 1 triệu VND và 10,000 người đang chờ đợi … nhanh tay lên nào!
  • Option 2:Chỉ còn 24 tiếng để là một trong 500 người may mắn nhận khuyến mãi 1 triệu VND từ XYZ

Tiêu đề email marketing cần phải có tính cá nhân hóa

Cá nhân hóa (Personalize) là một chức năng có trong những hệ thống gửi email marketing chuyên nghiệp, trong đó có thể truy xuất dữ liệu từ danh sách và tạo ra những email cá nhân đến từng người. Lưu ý là để thực hiện điều này, bạn cần phải có 2 điều :


  • Thông tin đầy đủ
  • Một hệ thống gửi email marketing chuyên nghiệp
Vd:

Cấu trúc chuẩn: [tên], bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng bạn có thể tăng 300% doanh số cho [công ty]

Kết quả:

A. Sơn – công ty A => Sơn, bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng bạn có thể tăng 300% doanh số cho công ty A?

A. Dũng – công ty B => Dũng, bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng bạn có thể tăng 300% doanh số cho công ty B?

Nghe thật …giật mình phải không. Nếu là bạn, bạn có mở email gọi đích danh tên cúng cơm của mình không – nhiều khả năng đấy chứ?

+ Tuy tôi đưa việc viết tiêu đề lên đầu tiên nhưng đôi khi nếu không nghĩ ra thì bạn có thể đi thẳng vào viết nội dung trước. Thường trong khi soạn nội dung chính, Marketers “thấm đề” dần dần nên sẽ nảy ra những ý tưởng cho tiêu đề. Nói chung gặp câu nào khó thì mình tạm nhảy xuống làm câu khác, xong thì quay lại giải tiếp, vẫn kịp giờ nộp bài chán!

NỘI DUNG EMAIL MARKETING

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - hình 2


Rồi nào, cứ cho là khách hàng đã mở email của bạn – phần ít vì tài marketing của bạn, phần nhiều vì sự dễ dãi của khách hàng. Song điều đó sẽ không tồn tại lâu đâu, vì họ sẽ xăm soi từng chữ trong email – hay chính xác hơn là trong 3 dòng đầu, để tìm ra lý do đọc tiếp những dòng sau.

Vì vậy, bạn cần có một đoạn mở đầu thật ấn tượng, đầy thu hút và nêu ra lợi ích cụ thể. Bạn cần có những thứ sau trong 3 dòng đầu tiên :

  • Vì sao tôi nên đọc tiếp email này? Email này nói về điều gì (tóm lược ngắn gọi nội dung email)?
  • Đọc tiếp thì tôi sẽ có lợi ích gì?
  • Mà khoan, anh là gã quái nào thế hả?
Ví dụ về một đoạn mở đầu của một email từ trang web Rich Dad của tác giả Robert Kiyosaki:

Chào Dũng (cá nhân hóa), đầu tiên tôi rất biết ơn vì bạn đã mở email này ra (chà, được đấy) – và vì lợi ích của chính bạn (ủa, vậy hả? lợi ích gì ta?).Tôi là Robert Kiyosaki, tác giả best-seller 5 năm liền do tạp chí New York Times bình chọn (chà, một người đáng để lắng nghe đây). Tôi ở đây để chia sẻ với bạn về một thứ mà ai trong chúng ta cũng phải dùng, nhưng rất ít người dùng đúng cách – vâng, đó là tiền (wow, chính xác, phải đọc tiếp thôi).Trong email này sẽ có những chia sẻ chung để bạn có thể bắt đầu con đường tìm đến sự tự do tài chính, điều mà tôi tin là rất quan trọng với chất lương cuộc sống của bạn (quá tuyệt, kéo xuống xem nào).

Rất nhẹ nhàng, sâu sắc, đơn giản, thẳng thắn và tinh tế. những suy nghĩ này chỉ diễn ra trong vòng 5 – 15 giây đồng hồ thôi – và đó là “thời điểm của đẳng cấp”. Tiếc thay, thành công không bao giờ là số đông…

CALL TO ACTION – HÀNH ĐỘNG

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - hình 3

Một phần mở đầu hay là yếu tố tiên quyết đến thành công, song không phải tất cả. Có những email rất hay, song thiếu những “nút thắt” để khiến người đọc quyết định – trong trường hợp này là click vào website để xem thêm. Nói như cách tôi hay dùng, là trận đấu thiếu bàn thắng. Cuối cùng thì chúng ta vẫn cần bàn thắng để kết thúc trận đấu phải không nào?

Trong khi người đọc đang thả mình vào bản tình ca bạn viết trên email, hãy tỉnh táo để lay họ dậy và bảo: “này, vào website đi chứ”. Đó thường là những câu ngắn gọn, và đanh thép – nêu bật lý do họ nên vào website. Hãy xem Rich Dad làm thế nào nhé:

Wow, đọc đến đây là bạn đã tham khảo qua 3 kinh nghiệm đầu tiên về tự do tài chính của tôi rồi đấy (uh, tôi cũng thấy rất hay). Bên cạnh những kinh nghiệm, tại Richdad.com, chúng tôi còn có những công cụ giúp bạn hoạch định, đo lường và nhắc nhở kế hoạch tiến đến tự do tài chính của mình (trời, hay quaaaaaa). Và một điều không thể thiếu trên những cuộc hành trình – đó là những người bạn. Hiện Richdad.com đang có 1,000,000+ thành viên tích cực hoạt động và sẵn sàng chia sẻ (sướng muốn…xỉu). Hãy click vào đây để ghi dấu chân đầu tiên của bạn trên con đường thay đổi cuộc đời mình mãi mãi (yeah, I’m comingggggggggggggggggg).

Đã thấy khung thành rung lên chưa nào? Có gã nào mà lại không click sau khi đọc đoạn văn đầy cảm xúc ấy nhỉ? Đẳng cấp đấy – chàng ngốc ạ.

YẾU TỐ LAN TRUYỀN

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - hình 4

Điều tuyệt vời cuối cùng và cũng là tuyệt vời nhất là người đọc thích thú đến mức gửi tiếp (forward) email của bạn cho những người quen của họ. Một hình thức viral marketing nho nhỏ – tuyệt chứ?

Làm sao làm được điều này? Đầu tiên là nội dung email của bạn phải thật hay và hữu ích – như tôi đã từng forward cho bạn bè mình một email chỉ các cách vào Facebook chẳng hạn. Bên cạnh đó, bạn còn cần khuyến khích, và thậm chí chỉ rõ là họ nên gửi email này cho ai. Hãy “chiêm ngưỡng” tuyệt tác của RichDad lần nữa.

Dũng, tôi muốn cám ơn bạn về tất cả – thời gian cũng như sự tử tế bạn dành cho tôi khi đọc đến dòng này. Cha tôi thường nói: “Kiến thức được chia sẻ là kiến thức nhân lên” (*) – nếu bạn cảm thấy email này hữu ích, sao không chia sẻ cùng những người mà bạn nghĩ họ nên đọc?

Theo kinh nghiệm của tôi, những người đó là:

  • Người thân trong gia đình bạn – và người yêu của bạn. Bạn luôn muốn họ hạnh phúc mà?

  • Bạn bè và đồng nghiệp thân thiết của bạn. Thành công cùng với bạn bè luôn mang lại cảm giác tuyệt vời nhất.

  • Cuối cùng, là bất kỳ ai đó đang muốn thay đổi cuộc đời mình mà bạn biết được.

Nói gì nào? Tuyệt vời đến …sững sờ. Giờ thì đến lượt bạn đấy, bạn sẽ làm được vậy chứ?

Đa phần người đọc sẽ không đọc từ trên xuống – mà sẽ lướt qua một lần và đọc đoạn mình hứng thú – rồi đọc ngược lên trên. Nên hãy cố gắng viết các đoạn trong email độc lập về nội dung – để dù chỉ đọc một đoạn, người đọc vẫn hiểu. Và điều quan trọng là bạn không nên chia sẻ hết trong email (trừ khi khuyến khích khách hàng click vào website không phải mục tiêu của chiến dịch) – nên viết để khách hàng phải click vào website xem thêm. Theo quan điểm cá nhân của tôi, khiến khách hàng mở email mà không click vào website cũng giống như nói chuyện với một cô gái đẹp mà không xin được số điện thoại vậy. Điểm giống nhau của 2 điều này là hầu hết trường hợp bạn đều không nhận được nhiều giá trị.

Có rất nhiều lưu ý, sau đây là 2 điều tôi thấy quan trọng nhất khi soạn nội dung cho email marketing :


  • Để không lạc đề khi viết – điều rất thường gặp, Marketers nên viết ra 1 câu tóm gọn nội dung của cả email – thông điệp cốt lõi mà mình muốn người đọc nhận được sau khi đọc email ra giấy, đặt cạnh màn hình laptop hay dán lên tường trước mặt. Việc này giúp bạn luôn tập trung và luôn biết mình đang THỰC SỰ viết cái gì, thuyết phục người đọc điều gì.
  • Để soạn nội dung tốt và tiết kiệm thời gian, bạn cũng nên viết dàn ý (outline) trước, thậm chí đưa sếp hay những người ngồi cạnh xem qua. Đôi khi viết xong, đọc lại thấy ý đã mạnh rồi thì lại thấy do cách diễn ý của mình mà email dài tràn lan đại hải, nhìn thôi đã không muốn đọc hoặc ngược lại, viết chưa đủ thuyết phục, cách dẫn dắt nội dung chưa lạ, thông điệp chính chưa toát ra được… Tóm lại là đừng quá sa đà vào gọt dũa câu chữ, dùng từ này hay bỏ từ kia trước khi biết chắc mình đã có cách trò chuyện, thuyết phục người đọc mail tốt nhất. Hãy dành 50% thời gian cho việc này và bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.
——————————

Tặng bạn thêm 2 ví dụ, cũng từ Rich Dad để nghiên cứu thêm, rất đơn giản, gần gũi và đầy sức thuyết phục:

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - hình 5


Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - hình 6

——————————

Email Marketing : Kỹ năng viết nội dung email - hình 7

Kĩ năng viết dù ngành nghề nào cũng đều là một kĩ năng tối quan trọng bởi đó là cách bạn giao tiếp và truyền đạt thông điệp đến các khách hàng của mình (và kể cả trong nội bộ công ty). Mà đã gọi là kỹ năng thì phải kỹ lưỡng và siêng năng mới có thể lĩnh hội được. Từ hôm nay khi nhận một email, bạn hãy đọc và phân tích từ văn phong cho đến nội dung, từ tiêu đề cho đến cách người viết giục giã người đọc hành động. Ngoài ra đọc thêm nhiều sách báo cũng sẽ giúp bạn tăng vốn từ, chắc bố cục cũng như có thêm những ý hay – đơn giản nhưng đầy sức thuyết phục, cho những lá thư email marketing của mình.

Nguồn: blog-xtraffic.pep.vn
+